Nghĩa trang Do Thái Người Do Thái ở Hồng Kông

Nhà nguyện tại nghĩa trang Do Thái

Nghĩa trang Do Thái Hồng Kông nằm ở khu vực Bào Mã Địa. Nghĩa trang được thành lập vào năm 1855 bằng số tiền tài trợ của David Sassoon (các nhà chức trách Anh chính thức cấp phép cho nghĩa trang vào năm 1858).[33] Nghĩa trang được bao quanh tứ phía bởi các tòa nhà chung cư cao tầng. Có thể tiếp cận nghĩa trang bằng cách đi theo một lối đi hẹp giữa một ngôi chùa Phật giáo và một trường học. Đây là một trong số ít nghĩa trang Do Thái ở Viễn Đông vẫn giữ được vị trí ban đầu.[6][7]

Hướng của nghĩa trang là từ đông sang tây, với hầu hết các ngôi mộ nằm ở lối vào phía tây. Ngôi mộ cổ nhất có niên đại từ năm 1857. Danh sách nghĩa trang cho thấy trong những năm đầu, hầu hết những người được chôn cất là nam giới. Nguyên nhân là vì người tới Hồng Kông định cư thường không mang theo gia đình. 16 ngôi mộ cổ nhất không có tên, chỉ có mã số định danh.[6][7][8]

Những ngôi mộ người Sephardi từ cuối thế kỷ 19 tập trung ở phần phía đông của nghĩa trang, trong khi những ngôi mộ người Ashkenazi nằm ở phía tây, phía sau nhà nguyện. Nhà nguyện và các tòa nhà nhỏ khác xuất hiện vào đầu thế kỷ 20, dưới thời Thống đốc người Do Thái Matthew Nathan. Năm 1904, nghĩa trang ký hợp đồng thuê 75 năm mảnh đất liền kề bên cạnh, và đến năm 1979 thì hợp đồng được gia hạn thêm 75 năm.[6][7]

Nghĩa trang chủ yếu là những ngôi mộ đơn giản, mặc dù một số những bia mộ đầu tiên được làm bằng quách granit khổng lồ. Gia tộc Belilios người Sephardi đã xây trên mộ những vòm đá cẩm thạch trắng theo phong cách Ionic. Gia tộc Kadoorie và Gubbai có mộ nằm gần nhau, ưa thích các bia mộ với quách granit được đánh bóng, ở trên có nắp nhô ra. Thông thường, bia mộ được trang trí bằng nhiều thứ khác nhau - hoa, tán lá, vòng xoáy hoặc vòng hoa. Một ngôi mộ có cột bị gãy, ám chỉ một cái chết yểu, và một ngôi mộ khác có một bức ảnh ở trên, một truyền thống của người Nga. Bản khắc rất ngắn gọn: chỉ ghi ngày mất, đôi khi là ngày sinh, rất hiếm khi ghi nơi mất. Hầu hết các bản khắc được làm bằng tiếng Do Thái và tiếng Anh; tiếng Ả Rập, tiếng Nga hoặc tiếng Hà Lan thì ít phổ biến hơn.[6][7]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Người Do Thái ở Hồng Kông http://adb.anu.edu.au/biography/nathan-sir-matthew... http://www.clement-jones.com/ps02/ps02_340.htm http://gwulo.com/charles-henri-maurice-bosman http://www.haaretz.com/jewish/features/.premium-1.... http://jewishencyclopedia.com/articles/13218-sasso... http://www.jewishencyclopedia.com/articles/11365-n... http://www.marketwatch.com/story/chinas-king-of-th... http://www.princetonmagazine.com/michael-blumentha... http://www.scmp.com/article/436388/patriarchs-and-... http://www.thestandard.com.hk/news_detail.asp?pp_c...